Saturday, March 16, 2013

Đại gia Nghệ An xây nhà gỗ triệu đô tặng con gái

Dư luận tỉnh Nghệ An từng xôn xao về ngôi nhà bằng gỗ được một đại gia xây nhà  làm của hồi môn cho con gái với số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng. Chủ nhân là ông Trần Cường, biệt hiệu là Cường "Thọ”.
Bức tường bao quanh cao khoảng gần 4 mét, được dát toàn đá trắng được nghiền tròn. Giá của bức tường là 2 tỉ đồng? (Ảnh: nld.vn)

"Vô tiền khoáng hậu", đó là lời nhận xét đầy thèm thuồng và không tránh khỏi chút "ganh tỵ" của không ít người khi đến tận nơi chứng kiến công trình xây dựng ngôi nhà bằng gỗ, tọa lạc tại xã Nghi Phú, TP Vinh, tỉnh Nghệ An.

Ngôi nhà nằm trên khuôn viên gần 4.000 m2, bao quanh là dãy tường rào kiên cố cao gần 3 m, xây dựng rất công phu, ốp tới 5 loại đá. Đỉnh tường rào lợp bằng ngói vảy tráng men lượn sóng như con rồng khổng lồ vây lấy khuôn viên.

Ảnh chụp một thanh niên đứng cạnh cây cột để tiện so sánh. Cột con cũng phải cao 5 mét, đường kính 47cm, cột cái cao đến 9m3 đường kính 51cm. Ảnh: blog.yume.vn

"Mỗi viên ngói vảy lợp trên tường rào có giá 2.500 đồng, tổng số tiền để xây tường rào ngót nghét 2 tỷ đồng", một người thợ tham gia xây dựng nói.

Kỷ lục tiếp theo là những cây xanh cổ thụ đang được trồng bên trong tường rào. Nhẩm đếm có cả thảy vài chục cây cổ thụ to hai người ôm không xuể, giá mỗi cây 50-100 triệu đồng.

Giai thoại về chủ nhân ngôi nhà còn được truyền miệng, tầm những năm 1990, người ta đồn ông Cường bị “sập cầu” mất hơn 2 tỷ đồng, gần bằng một năm thu ngân sách của thành phố Vinh lúc đó, vậy mà ông Cường vẫn bình thản như không. Riêng việc này, hồi ấy người ta đã gọi ông là “siêu nhân”.

Những bức điêu khắc trong ngôi nhà được chạm trổ tinh vi. Ảnh: blog.yume.vn

Từng hai lần được tôn là “siêu nhân xứ Nghệ”, thêm lần làm ngôi nhà gỗ to lớn này, người ta lại tiếp tục gọi ông là “siêu nhân”. Đây là ngôi nhà ông dự kiến thi công ngàn ngày, vật liệu phải độc đáo, đắt tiền và ngôi nhà ở của ông phải không giống bất kỳ ngôi nhà nào.

Ngoài kỷ lục về diện tích một ngôi nhà ở tới 4.000m2, ngôi nhà còn có kỷ lục lớn nhất là phần gỗ. 2.000m3 gỗ đinh hương, giáng hương và cẩm lai để dựng nhà, đó là con số mà do một thợ chính làm ngôi nhà đưa ra.

Về kiến trúc ngôi nhà, có người nói rằng nó mô phỏng nguyên bản dinh vua Bảo Đại trong Huế, người cho rằng nó là kiến trúc của Tử Cấm Thành bên Trung Quốc. Nhưng thông tin được nhiều người "gật gù" hơn cả, là ngôi nhà mô phỏng toàn bộ kiến trúc của phủ "Hòa đại nhân", Hòa Thân - Hòa Trung Đường, một nhân vật được lịch sử Trung Hoa mô tả là còn giàu hơn cả Hoàng đế và Phủ Hòa đẹp hơn cả cung điện của nhà vua.

Một góc ngôi nhà gỗ. Ảnh: blog.yume.vn

"Chúng tôi xây nhà chỉ cốt để ở, sau này làm của hồi môn cho con gái, có sao làm vậy, không kinh doanh nên không tính toán hơn thiệt, chỉ đơn giản xây lúc nào xong và vừa ý thì thôi", ông Cường, chủ nhân của ngôi nhà nói.

Người thêm bớt, kẻ dèm pha, nhưng nhiều người hiểu biết trong ngành Xây dựng đều khẳng định rằng để có thể dựng được căn nhà gỗ đó, gia chủ phải bỏ ra không dưới 50 tỷ đồng Việt Nam.

Và khi ngôi nhà hoàn thành, nó không chỉ là công trình dân dụng đơn thuần mà kết tinh nhiều yếu tố trí tuệ, văn hóa có một không hai ở đất thành Vinh này. Bởi vậy, "căn nhà gỗ hàng trăm tỷ" là đề tài nóng nhất trong các câu chuyện vỉa hè của người dân thành Vinh.

Ngôi nhà gỗ có một không hai ở Việt Nam. Ảnh: tienphong
Nhiều toán thợ gỗ nổi tiếng được thuê làm miệt mài trong nhiều năm. Ảnh: blog.yume.vn
Chạm trổ trên các vì kèo, xà ngang trong ngôi nhà. Ảnh: blog.yume.vn
Căn nhà gỗ nhìn từ nhiều hướng - Ảnh: nld.
Khu lán trại và tập kết vật liệu của thợ - Ảnh: blog.yume.vn
Theo lời đồn, chủ nhân đã mua về 500-600 mét khối gỗ để dựng ngôi nhà này - Ảnh: blog.yume.vn
Những hình ảnh tuyệt đẹp của ngôi nhà gỗ được đánh giá là lớn và đắt nhất Việt Nam của “siêu nhân” ở Nghệ An - Ảnh: blog.yume.vn

Nhà xịn của đại gia kinh doanh gỗ


Thật thích hợp và hài hoà khi ngôi nhà hình khối được thiết kế hầu hết bằng gỗ này lại nằm ngay bên bờ sông, giữa thiên nhiên xanh mát. Công trình gồm ba khối nhà trong đó khối nhà làm bằng gỗ theo phong cách truyền thống được đặt ở vị trí trung tâm để hai khối kia có thể bắt nhịp một cách hài hoà xung quanh.
Nhà xịn của đại gia kinh doanh gỗ, Nhà đẹp, nha go, nha bang go, nha dep, nha dai gia, nha dai gia go
Mảng xanh thiên nhiên bao quanh khối kiến trúc nhà gỗ truyền thống, mang đến một sự kết hợp hoàn hảo.
 Nhà xịn của đại gia kinh doanh gỗ, Nhà đẹp, nha go, nha bang go, nha dep, nha dai gia, nha dai gia go
Sự biến tấu trong khối trụ vuông và dàn lam bằng gỗ tạo nét hiện đại.
Đáng chú ý là khối nhà gỗ tạo được ấn tượng về nét hoài cổ nhưng không nặng nề như những ngôi nhà cổ của người xưa mà hài hoà qua hình khối hiện đại, hoà lẫn với thiên nhiên xung quanh. Khu nhà gỗ được thiết kế chủ yếu dành cho sinh hoạt giao tiếp, giải trí và ăn uống.
Nhà xịn của đại gia kinh doanh gỗ, Nhà đẹp, nha go, nha bang go, nha dep, nha dai gia, nha dai gia go
Phòng ăn ấm cúng với nội thất gỗ.
Ở đây gỗ được dùng hầu như toàn bộ cho cột, trần sàn, cầu thang, vách được thiết kế uyển chuyển, mềm mại. Khu vực phòng khách có các cột tròn kê chân đá, kết hợp với nội thất bàn ghế nhẹ nhàng nên tạo cho người sống bên trong cảm giác ấm cúng và tiện nghi. Các cột gỗ đi với cầu thang chỉ là các nhịp gỗ gắn vào tường trông thật thanh thoát, các vách ngăn nhẹ lộng hoa văn đầy tính thẩm mỹ. Khối nhà gỗ này kết nối với các khối khác bằng khu trung gian, được sử dụng như phòng ăn và các góc ngồi thư giãn.
Nhà xịn của đại gia kinh doanh gỗ, Nhà đẹp, nha go, nha bang go, nha dep, nha dai gia, nha dai gia go
Phòng khách tuyệt đẹp. Gỗ và kính, sự kết hợp tinh tế cho phép tận hưởng toàn bộ mảng xanh bên ngoài.
Nhà xịn của đại gia kinh doanh gỗ, Nhà đẹp, nha go, nha bang go, nha dep, nha dai gia, nha dai gia go
Nội thất trong phòng đều rất đắt tiền. Bất cứ ai cũng cảm thấy thích thú khi ngả lưng trên những chiếc ghế rất êm ái này và tận hưởng thiên nhiên bên ngoài.
Nhà xịn của đại gia kinh doanh gỗ, Nhà đẹp, nha go, nha bang go, nha dep, nha dai gia, nha dai gia go
Xà và cột nhà đều sử dụng gỗ xịn, rất chắc chắn
Cả hình khối ngôi nhà như muốn mở rộng hướng về dòng sông trước mặt, các vách tường hầu như bằng kính trong để tận hưởng màu xanh của cây cối lan toả vào bên trong.
Tầng trên dành cho nghỉ ngơi cũng có các ô cửa rộng để nhìn ra bên ngoài, ngắm nhìn tán cây và bầu trời. Bàn bếp hết sức ấn tượng với mặt là một tấm gỗ dày, vỏ gỗ được giữ nguyên vẻ xù xì mang âm hưởng của rừng. Các chi tiết về gỗ ở đây được chăm chút kỹ lưỡng cùng các đường nét, hình khối tạo nên sự sang trọng. Ở khu vực phòng tắm, sử dụng đá và sỏi tự nhiên để hài hoà với sự mộc mạc của gỗ xung quanh. Ngôi nhà thực sự đáp ứng được mong muốn của chủ nhà là một doanh nhân kinh doanh về gỗ, muốn ngôi nhà là chốn lui về, sống gần thiên nhiên để nghỉ ngơi và tái tạo lại năng lượng.
 Nhà xịn của đại gia kinh doanh gỗ, Nhà đẹp, nha go, nha bang go, nha dep, nha dai gia, nha dai gia go
Lối mòn bằng đá cuội dẫn khách vào nhà.
 Nhà xịn của đại gia kinh doanh gỗ, Nhà đẹp, nha go, nha bang go, nha dep, nha dai gia, nha dai gia go
Bàn bếp với gỗ nguyên tấm kết hợp bếp âm.
Ngôi nhà phần nào thể hiện được một phần say mê về gỗ của chủ nhân. Thực sự là như resort thu nhỏ để sống cùng sông nước.

Đại gia bung tiền "săn" nhà gỗ

Săn lùng nhà gỗ cũ mang về tân trang, phục dựng  để ở hoặc bán nguyên căn hay từng phần đang là nghề mới của nhiều "đại gia" trong lúc thị trường bất động sản đang "chết lâm sàng".   Nhiều người không ngại tung tiền thuê cả đội quân đi "săn" nhà gỗ ở khắp nơi. Thú chơi nhà gỗ  đang "nóng" trở lại.
Theo giới kinh doanh đồ gỗ, chỉ cần khách hàng chịu chi, bất cứ kiểu nhà nào, từ nhà sàn cổ của các dân tộc vùng cao Tây Bắc, Tây Nguyên đến nhà kẻ truyền (kiểu Bắc bộ), nhà rường Huế hay nhà rường Nam bộ đều có.
"Canh me" săn nhà gỗ
Anh Phạm Lương Giang, Giám đốc Trung tâm nhà gỗ Trường Giang (ấp Nhân Tâm, xã Xuyên Mộc, huyện Xuyên Mộc) kể, thời điểm trước năm 2000, ở hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là vùng nông thôn, nhà của người dân phần lớn được làm bằng gỗ. Cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh, kinh tế khá lên, nhiều người bắt đầu phá nhà gỗ thay thế bằng nhà xây kiên cố.
Những ngôi nhà gỗ cũ kỹ đang là tầm ngấm của nhiều " đại gia"
Loại gỗ được người dân sử dụng làm nhà và các vật dụng trang trí nội thất như bàn, tủ, giường, thậm chí nọc tiêu hầu hết là căm xe, bình minh. Đặc tính của chúng rất cứng, bền, không bị mối mọt, chịu được mưa nắng. “Với nghề của người kinh doanh đồ gỗ, nhìn thấy những cây cột, tấm ván lớn bị người dân chẻ ra làm củi đốt, tôi rất tiếc và nảy ra ý định mua lại”, anh Giang nói.
Nhiều tay mua bán đồ gỗ khác cũng đổ xô về các tỉnh săn lùng ráo riết. Nguồn nhà gỗ trên địa bàn tỉnh cạn dần nhưng nhu cầu của thị trường vẫn rất lớn, giới săn đồ gỗ phải mở rộng địa bàn bằng cách trực tiếp “nằm vùng” hoặc huy động “chân rết” săn lùng nguồn hàng ở các tỉnh lân cận như: Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Phước, hay ở tận các buôn làng Tây Nguyên, miền Trung thậm chí các tỉnh Tây Bắc… cho tới khi “tăm” được hàng.
 Nhà gỗ vùng sâu dần dần biến mất  
Anh Phạm Văn Trí, chủ cơ sở kinh doanh gỗ TN, ở quận 9 có hơn 20 năm kinh doanh đồ gỗ nhưng mới bắt đầu mua bán nhà gỗ cũ từ năm 2009 cho biết, ban đầu anh cũng tìm kiếm nguồn hàng ở vùng Đức Linh, Tánh Linh (Bình Thuận) nhưng mẫu nhà ở những địa phương này không độc đáo nên anh chuyển hướng lên Tây Nguyên.
Từ TP.Buôn Ma Thuột, anh thuê phòng nghỉ rồi dùng xe máy rảo khắp các huyện của tỉnh Đắc Lắc, xuống Đắc Nông hoặc lên Gia Lai vào những vùng tập trung đông đồng bào dân tộc, nghe ngóng tin tức nhà nào sắp xây, nhà nào đang cần tiền, gợi ý mua gỗ quý, ngã giá... Mỗi chuyến đi không cứ dài ngắn mà cốt mua đầy chiếc xe tải 8 tấn thì lên đường về xuôi.
Sửa chữa và phục dựng nhà gỗ
Tiết kiệm chi phí hơn, con trai anh Dung là Phạm Văn Bằng lại thuê phòng trọ và góp tiền nấu ăn chung với một nhóm sinh viên đang theo học Đại học Tây Nguyên để “nằm vùng” săn nhà gỗ. “Nhà sàn của đồng bào dân tộc Ê-đê rất đẹp, kiến trúc cân đối, thoáng mát và thường làm bằng các loại gỗ như gõ mật, muồng đen, cà chích. Những loại gỗ này có hoa văn đẹp, độ bền hàng trăm năm, muốn mua được những ngôi nhà này phải ở trong khu dân cư mới dễ tìm mối hàng”, anh Bằng lý giải.
Vô giá
Nếu như các loại gỗ nhập khẩu, gỗ mới có giá cả trên thị trường rõ ràng thì gỗ cũ, nhà cũ không có bất cứ biểu giá nào. Người mua định giá dựa vào loại gỗ và kinh nghiệm nghề nghiệp. Trong nhiều trường hợp, biết chủ nhà cần tiền gấp hoặc không hiểu biết về giá trị của vật liệu gỗ, người mua sẽ ép giá.
Có thể mua bán từng phần của ngôi nhá
Tương tự, nhà cũ sau khi được tỉa tót, tân trang bán ra cũng không có biểu giá nhất định vì nó còn phụ thuộc vào các yếu tố chất liệu của từng loại gỗ, công tháo dỡ, chi phí vận chuyển... đôi khi cũng theo kiểu “xem mặt đặt giá”. “Cách đây khoảng 10 năm, khi nhà xây mọc lên nhiều hơn, có nhiều ngôi nhà gỗ bán rẻ như cho vì gỗ tháo ra từ căn nhà cũ người dân chỉ dùng để đóng các vật dụng lặt vặt hoặc làm củi, có người hỏi mua là mừng lắm rồi”, anh Huỳnh Văn Đạt, chủ cơ sở kinh doanh đồ gỗ cũ ở Hóc Môn cho biết
Theo anh Đạt, sau khi mua về, tùy loại nhà, chất gỗ, với những ngôi nhà còn nguyên vẹn chỉ cần “mông má” lại chút đỉnh, lắp ghép bán cho khách. Với những ngôi nhà đã bị hư hại nhiều, không thể phục dựng nguyên trạng, người mua xả ra bán từng phần… Thời điểm đó nhiều ông chủ bỏ túi vài chục đến hàng trăm triệu đồng/căn nhà là chuyện bình thường.
Tuy vậy, những năm gần đây giá cả leo thang, lãi suất vay ngân hàng cao, một ngôi nhà làm ra không bán được nhưng vẫn phải trả lãi vay hàng tháng, nên số lời không còn nhiều như trước.
Hiện nay, không chỉ các khu du lịch, nhà hàng, resort cao cấp có xu hướng dựng những công trình kiến trúc gỗ, đồ sộ từ chất gỗ quý mà nhiều người dân cũng có nhu cầu này. Theo giới kinh doanh nhà gỗ, hiện nay nguồn nhà gỗ ít dần.
Một trong những ngôi nhà gỗ được phục dựng của một "đại gia" ở quận 7
Ở những nơi còn sót lại những ngôi nhà gỗ lớn, chính quyền địa phương khuyến khích người dân giữ lại nhằm bảo tồn nếp nhà truyền thống của dân tộc. Muốn có sẵn những mẫu nhà “độc” phục vụ khách, người kinh doanh phải huy động thêm “chân rết”, mở rộng địa bàn tìm kiếm và phải trường vốn mới thực hiện được điều này.
Theo giới kinh doanh nhà gỗ, vì thiếu vốn nên hiện nay hầu hết các cơ sở kinh doanh gỗ chỉ có sẵn những ngôi nhà bình dân giá vài trăm triệu đồng. Nhưng họ cũng khẳng định, chỉ cần khách hàng chịu chi, bất cứ kiểu nhà nào, từ nhà sàn cổ của các dân tộc vùng cao Tây Bắc, Tây Nguyên có tuổi thọ từ vài chục năm tới vài trăm năm; từ kiểu nhà kẻ truyền (kiểu Bắc bộ) đến nhà rường Huế hay nhà rường Nam bộ làm bằng các loại gỗ chò, táu, nghiến, lim, pơmu đều có.
Bảo Trân

Ngôi nhà gỗ lớn nhất Việt Nam


Một đầu hồi của căn nhà
Một đầu hồi của căn nhà.
Ngôi nhà ở đồ sộ được xây dựng toàn bằng gỗ theo lối cổ được đồn đại đắt tiền và to nhất Việt Nam đang được làm ở xã Nghi Phú, thành phố Vinh -Nghệ An, thu hút không chỉ người dân Nghệ An mà nhiều người tỉnh khác đến xem.
Ai cũng sửng sốt, lạ lùng trước một ngôi nhà ở có một không hai này. Bộ trưởng Bộ VHTT Lê Doãn Hợp cũng đã đến tận nơi để xem kiến trúc của căn nhà này. Chủ nhân của nó chính là ông Trần Cường, biệt hiệu là Cường "Thọ”.
Ngôi nhà tọa lạc trên khuôn viên gần 4.000 m2, bao quanh là dãy tường rào kiên cố cao hơn 3 m, xây dựng rất công phu, ốp tới 5 loại đá. Đỉnh tường rào lợp bằng ngói vảy tráng men lượn sóng như con rồng khổng lồ vây lấy khuôn viên.
Một tay thợ nề nói: "Mỗi viên ngói vảy lợp trên tường rào có giá 2.500 đồng, tổng số tiền để xây tường rào ngót nghét 2 tỷ đồng".
Kỷ lục tiếp theo là những cây xanh cổ thụ đang được ươm bên trong tường rào. Nhẩm đếm có cả thảy vài chục cây cổ thụ to hai người ôm không xuể, giá mỗi cây 50-100 triệu đồng, chủ nhân mua ở nhiều nơi, vận chuyển về ươm sẵn, khi làm xong nhà sẽ cẩu trồng trong khuôn viên, nhằm tạo sự hài hòa không gian với ngôi nhà.
Càng sững sờ hơn khi bước chân vào trong khuôn viên trước không khí lao động của hàng trăm người đang rầm rập thi công như trên một công trường lớn. Đập vào mắt là ngôi nhà gỗ khổng lồ 8 mái ngự trên diện tích 400m2 với 46 cột bằng gỗ đinh hương cao 6-8 m có vanh tròn 1,2-1,4 m.
 Cả thành phố Vinh đang xôn xao lên về một căn nhà tư nhân. Xây toàn bằng gỗ,
Bức tường bao quanh cao khoảng gần 4 m, dát toàn đá trắng được nghiền tròn. Tường có mái lượn sóng đúng kiểu trung quốc.
Tất cả mái ngói, đồ trang trí bằng sứ trên thân ngôi nhà, ông Cường đều đặt làm bên trung quốc. Xin nói thêm, đây là những viên ngói đúng phong cách đời Thanh, có kích cỡ đặc biệt được làm riêng sao cho tương thích với số đo cơ thể gia chủ
Tất cả mái ngói, đồ trang trí bằng sứ trên thân ngôi nhà, ông Cường đều đặt làm bên Trung Quốc. Đây là những viên ngói đúng phong cách đời Thanh, có kích cỡ đặc biệt được làm riêng sao cho tương thích với số đo cơ thể gia chủ.
đầu đao trên mái.Cái này dài khỏang năm mét và là sứ nung liền một khối.
Đầu đao trên mái, dài khoảng 5 mét và là sứ nung liền một khối.
Căn tiền sảnh làm toàn bằng gỗ đinh hương và trắc, trong đó đinh hưong chiếm 90%Cột con cũng phải cao 5 mét, đường kính 47cm, cột cái cao đến 9m3 đường kính 51cm.
Căn tiền sảnh làm toàn bằng gỗ đinh hương và trắc, trong đó đinh hưong chiếm 90%. Cột con cao 5 m, đường kính 47cm, cột cái cao đến 9m3 đường kính 51cm.
Tám góc mái cong vút như mái đình làng được đắp những nụ mây hóa rồng màu thiên thanh rất bắt mắt. Mái nhà lợp ngói ống âm dương lối cổ tráng men màu son nhẵn bóng đến hạt bụi cũng không bám được. Trừ 46 cột gỗ để tròn, còn lại tất cả những gì thuộc về gỗ như các vì kèo, xà nhà đều chạm trổ hình các loài hoa rất tinh xảo.
Ngoài kỷ lục về diện tích một ngôi nhà ở tới 400m2, ngôi nhà còn có kỷ lục lớn nhất là phần gỗ. Cứ như cánh thợ mộc tiết lộ thì số gỗ mà chủ nhân dùng để làm ngôi nhà ước khoảng 500m3 gỗ đinh hương thành khí.
Anh bạn làm nghề kiểm lâm đi cùng chúng tôi nhẩm tính: Để có số gỗ thành phẩm ấy làm nhà, phải khai thác tới 5 ha rừng gỗ đinh hương nguyên sinh 500 năm tuổi. Phía sau ngôi nhà chính là ngôi nhà xây, cột gỗ cũng làm theo lối cổ, diện tích khoảng vài trăm mét vuông. Nghe nói đây sẽ là nơi ở của gia nhân. Nối liền với hai ngôi nhà là một chiếc cầu có mái che được làm bằng gỗ cũng theo lối cổ nốt.
Trần Cường, sinh năm 1964, là con trai thứ của ông Trần Thọ, một thầy thuốc nam nổi tiếng chữa bệnh và giàu có ở Nghệ An.
Người dân Nghi Phú cho biết, các con ông Thọ đều rất “máu” kinh doanh và hết thảy đều giàu có, trong đó Trần Cường là “siêu nhân”. Trần Cường từng là bộ đội. Khoảng giữa thập niên 80 của thế kỷ trước, ông chuyển về làm việc ở công ty vật tư nông nghiệp thành phố Vinh.
Thực hiện chủ trương khoán vốn trong sản xuất kinh doanh, ông cùng vợ là Lan Anh thuê mặt bằng kinh doanh vật liệu xây dựng. Những người cùng công ty với ông kể rằng, dạo đó, ông Cường cũng vất vả lắm, việc kinh doanh chỉ mình bà Lan Anh bươn chải, còn ông Cường luôn vắng nhà vượt sang Lào, nơi ông rất quen thuộc để buôn bán, đánh hàng về Việt Nam.
Ông Cường nổi tiếng với hai mặt hàng là cánh kiến và nến đất. Tầm những năm 1990 người ta đồn ông Cường bị “sập cầu” mất hơn 2 tỷ đồng, gần bằng một năm thu ngân sách của thành phố xứ Nghệ này lúc đó, vậy mà ông Cường vẫn bình thản như không. Riêng việc này, hồi ấy người ta đã gọi ông là “siêu nhân”.
Khoảng năm 1995, 1996 người ta thấy bà Lan Anh thôi kinh doanh vật liệu xây dựng, vì ông Cường lúc đó đã là giám đốc Công ty TNHH Sông Hồng. Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty này là xuất, nhập khẩu gỗ. Cứ như mọi người kể thì ông Cường mua đứt cả cánh rừng gỗ đinh hương nguyên sinh ở nước bạn Lào. Ông làm chủ hoàn toàn thị trường gỗ đinh hương Việt Nam, rồi xuất khẩu sang Đài Loan, Trung Quốc. Năm 2000, ông làm ngôi nhà 4 tầng tại khối 7, phường Lê Lợi hoành tráng nhất thời đó khiến bao “đại gia” khác ở TP Vinh phải lác mắt thán phục. Thêm lần này nữa họ tôn ông là “siêu nhân”.
Đời ông Cường chỉ một lần rủi ro. Đó là năm 2002, ông bị Công an Hà Nội bắt, khởi tố và phải lãnh án tù treo, vì tội buôn lậu. Sau đận ấy, người ta không thấy Công ty TNHH Sông Hồng của ông hoạt động nữa. Ông bỏ tiền mua trang trại ở huyện Thanh Chương để trồng rừng, trồng cây ăn quả, mua vài lô đất ở bãi biển Cửa Lò, TP Vinh.
Ngoài ra, thông tin từ chính những người thân của ông hé lộ: ông quay sang góp vốn vào Công ty Phú Nguyên Hải, một công ty tư nhân có tiềm lực lớn ở Nghệ An kinh doanh rất nhiều lĩnh vực, trong đó có vận tải cơ giới và quặng mỏ. Ở công ty này ông chỉ nhận chức vụ phó giám đốc.
Những người hé lộ thông tin về ông Trần Cường đều thán phục ông là con người của công việc, luôn lăn lộn kiếm tiền và tằn tiện thì không ai bằng. Và đặc biệt có sức khỏe rất tốt. Từng hai lần được tôn là “siêu nhân xứ Nghệ”, thêm lần làm ngôi nhà gỗ to lớn này, người ta lại tiếp tục gọi ông là “siêu nhân”. Đây là ngôi nhà ông dự kiến thi công ngàn ngày, vật liệu phải độc đáo, đắt tiền và ngôi nhà ở của ông phải không giống bất kỳ ngôi nhà nào.
Ông Chu Hữu Định, nhạc phụ của Trần Cường đồng thời là người thiết kế, chỉ đạo thi công ngôi nhà này cho biết, đích thân ông và con rể thuê hẳn một phiên dịch, bỏ ra 100 triệu đồng sang Trung Quốc lấy mẫu làm nhà. Mặc dù đã đến các công trình cổ của Trung Quốc như dinh Hòa đại nhân, tể tướng Lưu gù, Từ Hy Thái hậu, Tử cấm thành nhưng không mẫu nhà nào lọt mắt cha con ông.
Ông Định nói, nhà họ cổ thật, gỗ to thật nhưng không hề có hoa văn, họa tiết chạm trổ trực tiếp mà vẽ lên từ một nguyên liệu khác dán vào gỗ nên chẳng học tập được gì. Trở về nước, cha con ông “liệu cơm gắp mắm”, “có sao làm vậy”, như ông Định nói. Theo ông Định, gỗ để dùng làm ngôi nhà này lên đến cả ngàn mét khối, được tích góp cả chục năm làm nghề. Vậy thì tiếc gì không làm nhà ở cho hoành tráng.
Ông Định còn cho biết thêm, ông Định khuyên con rể dồn tiền của, trí tuệ làm nên một công trình 100% văn hóa Việt để chứng minh rằng không chỉ Trung Quốc hay đời xưa mới làm nên công trình sống mãi với thời gian mà ngay tại xứ Nghệ thời nay cũng làm được công trình như cổ và hoàn toàn thuần văn hóa Việt. Vậy là con rể ông đồng ý nhờ bố vợ đứng ra làm.
Với ý tưởng mới mà như cũ, hàng chục năm sau vẫn thấy như mới làm, thế là ông Định tự thiết kế trong đầu và tiến hành xây dựng. Quá trình xây dựng, ông Định nói sao, 50 tay thợ mộc Nam Định, hàng chục thợ xây làm vậy. Sai, ông bắt làm lại, không sợ tốn kém miễn là đúng ý. Ai cãi lại, ông cho nghỉ việc ngay. Và ông đã làm thật: Bốn kiến trúc sư đến thiết kế làm tường bao khuôn viên, ông cho nghỉ việc vì theo ông là không đủ trình độ. Chủ thầu với một kíp thợ mộc chạm trổ 50 người cãi lời ông, ông cho thôi việc.
Ông mạnh tay đến mức con rể lo sốt vó, vì cứ khó tính như ông bố vợ thì lấy đâu ra người làm ngay. Ông Định vẫn rất tự tin, kiên định: Con đã nhờ cha thì cứ an tâm. Và ông đã và đang chỉ đạo làm nên ngôi nhà rất vừa lòng con rể. Ông Định nói: “Chúng tôi làm nhà ở, mà đã là nhà ở thì đâu có long - lân - quy - phượng như thiên hạ đồn đại. Ông giải thích: “Long-lân-quy-phượng là kiến trúc của chùa chiền, miếu mạo. Chúng tôi làm nhà ở nên chỉ chạm trổ hoa lá, chim muông 4 mùa xuân- hạ-thu-đông. Đó là những cảnh vật đẹp và gần gũi với con người. Anh cứ đi xem rồi sẽ thấy”.
Ông chỉ tay nói: “Duy chỉ có họa tiết ở 8 góc cong của mái nhà là biểu tượng của những nấm mây hóa rồng”. Ông nhấn mạnh: “Mây hóa rồng chứ không phải rồng nhé”. Cuối cùng ông kết luận: “Chúng tôi muốn để lại cho đời một công trình văn hóa vĩnh cửu, độc nhất vô nhị và là công trình của Việt Nam chứ không mô phỏng gì kiến trúc cổ Trung Quốc”. Hỏi về số tiền xây nhà, ông Định nhẹ tênh: “Vài ba chục tỷ, đáng bao nhiêu đâu. Đắt nhất là gỗ thì chúng tôi đã có sẵn rồi. Những vật liệu khác thì đất nước mình chẳng thiếu”.
Ngôi nhà vĩ đại này có là công trình 100% văn hóa Việt hay không còn cần được các nhà chuyên môn thẩm định. Nhưng tận mắt chứng kiến ngôi nhà này đang được những người thợ Việt Nam thi công là sự thật.
Nhưng ông Cường làm ngôi nhà ở to, đắt tiền như vậy làm sao ở cho hết, khi nhà ông Cường chỉ 3 người (vợ chồng ông và một cô con gái). Nghe đâu, đây là căn nhà vợ chồng ông bỏ tiền cất lên làm của hồi môn cho cô con gái độc nhất sau này.
(Theo Người Lao Động)

Thú chơi nhà gỗ bạc tỉ của các đại gia Nghệ An

Vài năm lại đây, chơi nhà gỗ trở thành “mốt” trong giới đại gia và một số quan chức ở Nghệ An. Sau tai nạn gỗ lật gây thương vong cho 18 người, sức nóng của những ngôi nhà bạc tỷ không vì thế mà giảm đi, thậm chí còn tăng mạnh hơn.
Đi dọc các huyện miền núi ở Nghệ An, dễ dàng bắt gặp những căn nhà gỗ 2 tầng hoành tráng dựng ngay bên Quốc lộ 7, Quốc lộ 48... chờ người mua. Trong đó, nhiều căn nhà gỗ to lớn, trị giá tiền tỉ trông còn đồ sộ hơn cả những ngôi đình làng cổ xưa.
Một căn nhà gỗ giổi trị giá 1,5 tỉ đồng tại huyện Thanh Chương
Người mua muốn có một căn nhà gỗ như ý, phải đặt cọc tiền hàng tháng trời. Chuyện vận chuyển gỗ ra được khỏi rừng là cả một vấn đề nan giải. Nếu không được giúp đỡ thì rất khó xuôi lọt.
Đại gia nào muốn mua nhà gỗ chỉ việc lên xã Tam Hợp hoặc Xiềng My, huyện Tương Dương (Nghệ An), đủ chủng loại, đủ kiểu để lựa chọn, gỗ đốn sẵn bạt ngàn đủ loại. Muốn có bộ cột gỗ tốt thì phải đặt cọc 15 -20 triệu đồng để người bán yên tâm “làm hàng”. Vấn đề nan giải là cách thức để đưa gỗ về xuôi. Theo tìm hiểu của phóng viên, nếu muốn mua ngay tại Vinh, ít nhất phải có 500-600 triệu đồng.
Nghệ An có VQG Pù Mát và hai khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, Pù Hoạt, mỗi nơi được giao quản lý, bảo vệ hàng trăm ngàn hecta rừng nguyên sinh. Từ năm 2007, 3 nơi này được giao cho sở NN-PTNT Nghệ An quản lý, các hạt kiểm lâm Pù Mát, Pù Huống, Pù Hoạt trở thành đơn vị độc lập, chỉ trực thuộc VQG hoặc khu bảo tồn thiên nhiên. Do được toàn quyền quản lý, bảo vệ diện tích rừng nguyên sinh của VQG, khu bảo tồn thiên nhiên nên những kẻ thoái hóa, biến chất được dịp đục nước béo cò, tiếp tay cho lâm tặc phá rừng.
Để đưa được gỗ ra khỏi rừng là cả một câu chuyện dài và ai cũng hiểu chắc chắn phải có sự giúp đỡ trực tiếp hay gián tiếp của nhân viên kiểm lâm.
Một bài toán khác lại đặt ra cho ngành kiểm lâm khi những cánh rừng vẫn “chảy máu” về thành thị.
PV miền Trung

Chùm ảnh: Mốt chơi nhà… “giả cổ” bạc tỷ của đại gia Hà Thành

(GDVN) - Những đại gia chơi nhà giả cổ hiện có ở đất Hà Nội cho rằng, muốn chơi thì phải có đủ tiềm năng tài chính, kì công và đặc biệt phải có vốn văn hóa...

Thú chơi nhà gỗ giả cổ ở Hà Nội nở rộ trong khoảng 5 - 6 năm trở lại đây. Để có một căn nhà giả cổ hoàn chỉnh gia chủ phải chi không dưới tiền tỷ mà mới chỉ đủ tiền mua gỗ thô và thậm chỉ lên cả chục tỷ nếu muốn "đồng bộ" hóa mọi thứ trong căn nhà giả cổ nên thú chơi này không dành cho những người bình thường.
Mọi thứ trong một căn nhà giả cổ toàn bằng gỗ tốt nên để kiếm đủ gỗ cho cả một căn nhà là không hề đơn giản. Chưa kể đến việc phải sơn son, thếp vàng cho một số chi tiết như bàn thờ gia tiên cũng là cả một vấn đề.
Để có đủ số cột gỗ to đến một người ôm, các đại gia thích chơi nhà gỗ giả cổ phải tốn rất nhiều công sức lặn lội đi nhiều tỉnh thành mới kiếm được gỗ ưng ý.
Tất cả các chi tiết trên các kèo, cột được chạm trổ rất công phu. Mái ngói cũng phải là loại ngói Giếng Đáy nung rơm cực hiếm. Ngay cả bàn ghế sử dụng trong căn nhà cũng phải được thiết kế theo lối cổ và bằng các loại gỗ quý.
Bên cạnh thú vui nuôi thú cưng đắt tiền nở rộ thời gian gần đây, nhà gỗ giả cổ đang được săn lùng và trở thành “mốt” của những đại gia.
Trong giới chơi nhà giả cổ thường chia ra làm ba loại: nhà kẻ truyền Bắc bộ, nhà rường Huế, nhà cổ Nam bộ. Mỗi loại nhà lại tượng trưng cho một kiến trúc và văn hóa riêng.
Thông thường ở Hà Nội và một số tỉnh lân cận, nhà gỗ giả cổ theo lối Bắc bộ được chuộng hơn cả. Bởi các loại nhà này giá cả phải chăng lại hợp với văn hóa và sinh hoạt truyền thống của người Bắc.
Dân làm nhà giả cổ sau khi nhận đơn đặt hàng sẽ liên hệ với các đầu mối gỗ ở khắp các tỉnh thành để có thể kiếm đủ gỗ tốt cho gia chủ và chạm trổ rất tinh tế.
Các đường nét hoa văn đặc trưng cho văn hóa vùng miền có mặt tại khắp nơi của một ngôi nhà gỗ giả cổ.
Dưới bậc thềm cũng được chạm trổ, điêu khắc
Trước đây để làm được một căn nhà giả cổ, thường phải mất đến 4 - 5 năm nhưng hiện nay nguồn gỗ được chủ động cộng với sự hỗ trợ của máy móc nên chỉ cần từ 6 tháng đến 1 năm là có thể hoàn thiện.
Muốn có một căn nhà ưng ý người “chơi” phải đặt trước sáu tháng có khi lâu hơn vì không phải lúc nào cũng đủ gỗ.
Đã chơi nhà giả cổ, người chơi còn phải có cảnh điền viên non nước, đồ đạc trong nhà cũng phải sắm đủ bộ từ câu đối, bình phong, sập gụ, hương án, tủ chè...
Và đặc biệt không thể thiếu đổ cổ

Một chiếc lọ lộc bình bằng gỗ có hoa văn quí hiếm
Nếu căn nhà thuộc loại gỗ tứ thiết (Đinh, Lim, Sến, Táu) thì giá cả đắt hơn rất nhiều.