Những căn nhà gỗ xưa cũ kỹ, mục nát tuởng chỉ dành nhóm củi miệt miền Tây, Phan Rang, Tây Ninh nhưng khi được đưa về thành phố bỗng trở nên đắt giá, thành của hiếm trước những căn nhà “mô-đéc” với bê tông, mái đúc chốn Sài thành.
Có được căn nhà gỗ giữa chốn thành thị
đang là một thú chơi của những đại gia đất Sài Gòn. Phong trào chơi nhà
gỗ xưa chỉ mới rộ lên khoảng vài năm trở lại đây.
Giàu mới rớ được cổ
Những đại gia có đất ở các vùng ven như Thủ Đức, Bình Chánh, quận 9, Hóc Môn... bên cạnh căn biệt thự của mình thường dựng thêm một căn nhà xưa kế bên, dùng làm nhà mát để tiếp khách, hay đãi tiệc hội họp bạn bè. Người này chơi, kéo theo người khác, cứ thế phong trào chơi nhà cổ dần rộ lên.
Ở dưới quê, những căn nhà gỗ nhiều khi đã trải qua mấy đời người, với bao mưa nắng, nay chẳng còn nguyên vẹn, chỗ này mối mọt, chỗ kia dột nát, gặp những ngày mưa to gió lớn thì lãnh đủ, cột kèo rung bần bật chẳng biết sập lúc nào. Gia chủ ở hoài nhìn phát ngán, nên muốn có một căn nhà xây gạch, khang trang, sạch đẹp hơn. Nhờ vậy, nhà cổ mới có cơ hội di chuyển về thành phố.
Tâm lý dân chơi chọn nhà cổ cũng lắm kiểu. Người thì muốn giữ lại nét truyền thống của căn nhà xưa, người đơn giản chơi nhà gỗ xưa vì có tiền, muốn thể hiện cho bằng ông nọ bà kia, người đơn giản hơn chỉ vì thích sống trong bầu không khí thâm trầm, mát mẻ của nhà gỗ.
Người khác chơi nhà cổ, chỉ vì nhìn thấy căn nhà bị mục nát, mối mọt mà không được chăm sóc kỹ lưỡng nên mua về, coi đó là một cách để duy trì, bảo tồn vẻ đẹp của nhà xưa. Mỗi người mỗi ý, cách nghĩ khác để lột tả thú chơi nhà của mình. Để chơi một căn nhà gỗ hoàn chỉnh cũng mất lắm công phu. Bởi nhà cổ là sự nối kết của rất nhiều chi tiết hợp lại.
Tiền mua một căn nhà cổ ba gian, cột bằng gõ đỏ giá khoảng 70 triệu, nhưng tiền trang trí cho ngôi nhà nhiều gấp 3 lần giá trị căn nhà. Chưa kể tiền phải làm chân móng, tạo khung cảnh điền viên trước nhà cổ, chỉ tính đến đó cũng thêm bộn tiền. Đã chơi nhà cổ, nếu trang trí không tới, không đúng với quy luật sẽ khiến căn nhà trở nên thô kệch, xấu xí.
Hiện ở Sài Gòn có nhiều công ty xây lắp, phục chế nhà và những nhóm thợ ở các làng mộc khu vực miền Trung, miền Bắc vào Sài Gòn lập nghiệp với nghề dựng nhà, phục chế nhà cổ không chỉ dành cho các đại gia, mà các khu du lịch, trà quán cũng ưa chuộng loại hình nhà cổ. Vì vậy mà thị trường nhà cổ ngày càng sôi động.
Săn nhà
Đáp ứng nhu cầu chơi nhà cổ, những tên tuổi có tiếng trong giới săn nhà phải kể đến T.K., H.D. (Q. 12), một trong những đại gia trong lĩnh vực săn lùng nhà cổ từ khắp các miệt miền Tây, đến Tây Ninh, ra tận cả Phan Rang, Huế. Khu vực Bình Dương có D. với địa bàn săn nhà chính là Tây Ninh và biên giới Campuchia. Những đại gia này thâu tóm gần như toàn bộ thị trường nhà của cả Sài Gòn và các khu vực lân cận. Nhà được săn lùng, mua về với giá khá... ưu đãi.
Những căn nhà 16 cột, 20 cột mua vào chỉ 15 – 30 triệu (tuỳ chất liệu gỗ, nếu gặp thao lao, căm xe giá tương đối, gặp nhà gõ đỏ, gõ mật giá trị sẽ cao hơn). Nhà còn nguyên vẹn sẽ được dựng lại bán nguyên căn, nhà nát quá thì được “xẻ thịt”, mái đi đằng mái, cột đi đằng cột, một cây cột gõ đỏ phi 30 giá cũng bạc triệu, căn nhà xé ra bán riêng từng món cũng có lời. Có dịp chứng kiến hoạ sĩ H.H. – một tên tuổi trong làng kiến trúc mua một lượt 600 cột gỗ của trùm nhà T.K. để làm khu du lịch theo lối nhà cổ mới thấy tầm săn nhà gỗ, dự trữ nhà gỗ của các đại gia mạnh đến mức nào.
Chuyện săn lùng nhà gỗ xưa cũng không nằm ngoài quy luật: nhanh chân thì còn, chậm chân thì mất. Bởi mỗi đại gia xây lắp nhà cổ đều có trong tay một đạo quân hùng hậu chuyên lùng sục khắp các tỉnh thành, hễ ở đâu có mùi nhà cổ là mò đến, thăm dò, gia chủ gật đầu bán là chỉ một buổi căn nhà đó sẽ được tháo dỡ, bốc lên xe về thẳng Sài Gòn ngay.
Nhà cổ thường tập trung thành từng cụm, một khi có nhà bán đi xây lại nhà gạch mới, dần dần cả khu vực cũng làm theo.
Lấy khu làng Chăm P.S. ở Phan Rang làm ví dụ. Theo lời mấy tay cò nhà cho biết, khu vực này trước đây có rất nhiều nhà cổ, gần như cả ngôi làng. Gần đây, có tiền nước ngoài gửi về, nhiều gia đình bán nhà gỗ đi xây nhà mới với giá rẻ như cho vì không biết giá trị thực của nó.
Ra Phan Rang, xem 3 căn nhà đang rao bán với giá cực rẻ. Một căn nhà rường ba gian, chạm trổ khá công phu chỉ với giá 9 triệu. Hai căn còn lại năm gian, giá 30 triệu. Tay săn nhà cho biết, nếu bốc về Sài Gòn, mỗi căn nhà dựng lên bỏ túi bèo nhất cũng 20 triệu. Do bận chuyện khác, nên lái hẹn lại 2 ngày sau sẽ xuống đặt cọc, chồng tiền và tháo dỡ lần lượt. Đến hẹn, cùng đi với dân săn nhà xuống đến nơi, căn 9 triệu bị lái ở Lâm Đồng rinh mất, hai căn còn lại thuộc về thợ săn H.D., Q.12.
Với tốc độ săn lùng nhà sát ván như hiện nay, nhà gỗ ở các tỉnh khan hiếm dần. Một buổi tối về Long Hồ - Vĩnh Long xem căn nhà 5 gian được rao với giá chỉ 15 triệu. Đến nơi, nhìn căn nhà khá đồ sộ, nhưng hiện trạng nhà nát như tương, các tấm vách đã nát hết cả, cột trước nhà còn ghim mấy miểng bom từ thời chiến tranh. Các vách lụa, khung bao lam bị mối mọt đục rỗng, chọc ngón tay vào là xuyên lủng sang lớp bên kia, căn nhà chỉ còn được giàn cột nguyên vẹn. Nhưng khi hỏi lại giá, chủ nhà thấy khách có vẻ ham, đẩy một lèo lên 35 triệu không bớt một xu, chưa kể tiền trà nước cho cò. Dân săn nhà đành xin kiếu, hẹn sẽ quay lại nhưng chưa biết vào năm nào(!).
Giàu mới rớ được cổ
Những đại gia có đất ở các vùng ven như Thủ Đức, Bình Chánh, quận 9, Hóc Môn... bên cạnh căn biệt thự của mình thường dựng thêm một căn nhà xưa kế bên, dùng làm nhà mát để tiếp khách, hay đãi tiệc hội họp bạn bè. Người này chơi, kéo theo người khác, cứ thế phong trào chơi nhà cổ dần rộ lên.
Ở dưới quê, những căn nhà gỗ nhiều khi đã trải qua mấy đời người, với bao mưa nắng, nay chẳng còn nguyên vẹn, chỗ này mối mọt, chỗ kia dột nát, gặp những ngày mưa to gió lớn thì lãnh đủ, cột kèo rung bần bật chẳng biết sập lúc nào. Gia chủ ở hoài nhìn phát ngán, nên muốn có một căn nhà xây gạch, khang trang, sạch đẹp hơn. Nhờ vậy, nhà cổ mới có cơ hội di chuyển về thành phố.
Tâm lý dân chơi chọn nhà cổ cũng lắm kiểu. Người thì muốn giữ lại nét truyền thống của căn nhà xưa, người đơn giản chơi nhà gỗ xưa vì có tiền, muốn thể hiện cho bằng ông nọ bà kia, người đơn giản hơn chỉ vì thích sống trong bầu không khí thâm trầm, mát mẻ của nhà gỗ.
Người khác chơi nhà cổ, chỉ vì nhìn thấy căn nhà bị mục nát, mối mọt mà không được chăm sóc kỹ lưỡng nên mua về, coi đó là một cách để duy trì, bảo tồn vẻ đẹp của nhà xưa. Mỗi người mỗi ý, cách nghĩ khác để lột tả thú chơi nhà của mình. Để chơi một căn nhà gỗ hoàn chỉnh cũng mất lắm công phu. Bởi nhà cổ là sự nối kết của rất nhiều chi tiết hợp lại.
Tiền mua một căn nhà cổ ba gian, cột bằng gõ đỏ giá khoảng 70 triệu, nhưng tiền trang trí cho ngôi nhà nhiều gấp 3 lần giá trị căn nhà. Chưa kể tiền phải làm chân móng, tạo khung cảnh điền viên trước nhà cổ, chỉ tính đến đó cũng thêm bộn tiền. Đã chơi nhà cổ, nếu trang trí không tới, không đúng với quy luật sẽ khiến căn nhà trở nên thô kệch, xấu xí.

Hiện ở Sài Gòn có nhiều công ty xây lắp, phục chế nhà và những nhóm thợ ở các làng mộc khu vực miền Trung, miền Bắc vào Sài Gòn lập nghiệp với nghề dựng nhà, phục chế nhà cổ không chỉ dành cho các đại gia, mà các khu du lịch, trà quán cũng ưa chuộng loại hình nhà cổ. Vì vậy mà thị trường nhà cổ ngày càng sôi động.
Săn nhà
Đáp ứng nhu cầu chơi nhà cổ, những tên tuổi có tiếng trong giới săn nhà phải kể đến T.K., H.D. (Q. 12), một trong những đại gia trong lĩnh vực săn lùng nhà cổ từ khắp các miệt miền Tây, đến Tây Ninh, ra tận cả Phan Rang, Huế. Khu vực Bình Dương có D. với địa bàn săn nhà chính là Tây Ninh và biên giới Campuchia. Những đại gia này thâu tóm gần như toàn bộ thị trường nhà của cả Sài Gòn và các khu vực lân cận. Nhà được săn lùng, mua về với giá khá... ưu đãi.
Những căn nhà 16 cột, 20 cột mua vào chỉ 15 – 30 triệu (tuỳ chất liệu gỗ, nếu gặp thao lao, căm xe giá tương đối, gặp nhà gõ đỏ, gõ mật giá trị sẽ cao hơn). Nhà còn nguyên vẹn sẽ được dựng lại bán nguyên căn, nhà nát quá thì được “xẻ thịt”, mái đi đằng mái, cột đi đằng cột, một cây cột gõ đỏ phi 30 giá cũng bạc triệu, căn nhà xé ra bán riêng từng món cũng có lời. Có dịp chứng kiến hoạ sĩ H.H. – một tên tuổi trong làng kiến trúc mua một lượt 600 cột gỗ của trùm nhà T.K. để làm khu du lịch theo lối nhà cổ mới thấy tầm săn nhà gỗ, dự trữ nhà gỗ của các đại gia mạnh đến mức nào.
Chuyện săn lùng nhà gỗ xưa cũng không nằm ngoài quy luật: nhanh chân thì còn, chậm chân thì mất. Bởi mỗi đại gia xây lắp nhà cổ đều có trong tay một đạo quân hùng hậu chuyên lùng sục khắp các tỉnh thành, hễ ở đâu có mùi nhà cổ là mò đến, thăm dò, gia chủ gật đầu bán là chỉ một buổi căn nhà đó sẽ được tháo dỡ, bốc lên xe về thẳng Sài Gòn ngay.

Lấy khu làng Chăm P.S. ở Phan Rang làm ví dụ. Theo lời mấy tay cò nhà cho biết, khu vực này trước đây có rất nhiều nhà cổ, gần như cả ngôi làng. Gần đây, có tiền nước ngoài gửi về, nhiều gia đình bán nhà gỗ đi xây nhà mới với giá rẻ như cho vì không biết giá trị thực của nó.
Ra Phan Rang, xem 3 căn nhà đang rao bán với giá cực rẻ. Một căn nhà rường ba gian, chạm trổ khá công phu chỉ với giá 9 triệu. Hai căn còn lại năm gian, giá 30 triệu. Tay săn nhà cho biết, nếu bốc về Sài Gòn, mỗi căn nhà dựng lên bỏ túi bèo nhất cũng 20 triệu. Do bận chuyện khác, nên lái hẹn lại 2 ngày sau sẽ xuống đặt cọc, chồng tiền và tháo dỡ lần lượt. Đến hẹn, cùng đi với dân săn nhà xuống đến nơi, căn 9 triệu bị lái ở Lâm Đồng rinh mất, hai căn còn lại thuộc về thợ săn H.D., Q.12.
Với tốc độ săn lùng nhà sát ván như hiện nay, nhà gỗ ở các tỉnh khan hiếm dần. Một buổi tối về Long Hồ - Vĩnh Long xem căn nhà 5 gian được rao với giá chỉ 15 triệu. Đến nơi, nhìn căn nhà khá đồ sộ, nhưng hiện trạng nhà nát như tương, các tấm vách đã nát hết cả, cột trước nhà còn ghim mấy miểng bom từ thời chiến tranh. Các vách lụa, khung bao lam bị mối mọt đục rỗng, chọc ngón tay vào là xuyên lủng sang lớp bên kia, căn nhà chỉ còn được giàn cột nguyên vẹn. Nhưng khi hỏi lại giá, chủ nhà thấy khách có vẻ ham, đẩy một lèo lên 35 triệu không bớt một xu, chưa kể tiền trà nước cho cò. Dân săn nhà đành xin kiếu, hẹn sẽ quay lại nhưng chưa biết vào năm nào(!).
Các chi tiết trong nhà gỗ xưa:
Thành phần chính gồm cột, kèo, trính, xiên, rui,
mè, mái ngói. Mức độ giàu có của gia chủ thể hiện trên các chi tiết được
chạm trổ như cánh én, bao lam, lam gió và đồ vật trưng bày như khám
thờ, tủ thờ, sập gụ, bộ ngựa...
Dân chơi chuộng nhà gì?
Nhà rường Huế được đặt lên hàng đầu bởi nó là sự
kết hợp vẻ đẹp tinh xảo, cầu kỳ tạo cho căn nhà có một không gian đặc
trưng riêng và có giá trị cao.
Nhà kiểu Nam bộ đơn giản, thường làm theo lối chữ
đinh, 3 gian và một căn nhà ngang. Dân sưu tập nhà thường dùng nhà kiểu
Nam bộ để làm nhà mát .
|
Theo SGTT
No comments:
Post a Comment