Vài năm lại đây, chơi nhà gỗ trở thành “mốt” trong giới đại gia và một số quan chức ở Nghệ An. Sau tai nạn gỗ lật gây thương vong cho 18 người, sức nóng của những ngôi nhà bạc tỷ không vì thế mà giảm đi, thậm chí còn tăng mạnh hơn.
Đi
dọc các huyện miền núi ở Nghệ An, dễ dàng bắt gặp những căn nhà gỗ 2
tầng hoành tráng dựng ngay bên Quốc lộ 7, Quốc lộ 48... chờ người mua.
Trong đó, nhiều căn nhà gỗ to lớn, trị giá tiền tỉ trông còn đồ sộ hơn
cả những ngôi đình làng cổ xưa.

Một căn nhà gỗ giổi trị giá 1,5 tỉ đồng tại huyện Thanh Chương
Người
mua muốn có một căn nhà gỗ như ý, phải đặt cọc tiền hàng tháng trời.
Chuyện vận chuyển gỗ ra được khỏi rừng là cả một vấn đề nan giải. Nếu
không được giúp đỡ thì rất khó xuôi lọt.
Đại
gia nào muốn mua nhà gỗ chỉ việc lên xã Tam Hợp hoặc Xiềng My, huyện
Tương Dương (Nghệ An), đủ chủng loại, đủ kiểu để lựa chọn, gỗ đốn sẵn
bạt ngàn đủ loại. Muốn có bộ cột gỗ tốt thì phải đặt cọc 15 -20 triệu
đồng để người bán yên tâm “làm hàng”. Vấn đề nan giải là cách thức để
đưa gỗ về xuôi. Theo tìm hiểu của phóng viên, nếu muốn mua ngay tại
Vinh, ít nhất phải có 500-600 triệu đồng.
Nghệ
An có VQG Pù Mát và hai khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, Pù Hoạt, mỗi
nơi được giao quản lý, bảo vệ hàng trăm ngàn hecta rừng nguyên sinh. Từ
năm 2007, 3 nơi này được giao cho sở NN-PTNT Nghệ An quản lý, các hạt
kiểm lâm Pù Mát, Pù Huống, Pù Hoạt trở thành đơn vị độc lập, chỉ trực
thuộc VQG hoặc khu bảo tồn thiên nhiên. Do được toàn quyền quản lý, bảo
vệ diện tích rừng nguyên sinh của VQG, khu bảo tồn thiên nhiên nên những
kẻ thoái hóa, biến chất được dịp đục nước béo cò, tiếp tay cho lâm tặc
phá rừng.
Để
đưa được gỗ ra khỏi rừng là cả một câu chuyện dài và ai cũng hiểu chắc
chắn phải có sự giúp đỡ trực tiếp hay gián tiếp của nhân viên kiểm lâm.
Một bài toán khác lại đặt ra cho ngành kiểm lâm khi những cánh rừng vẫn “chảy máu” về thành thị.
PV miền Trung
No comments:
Post a Comment